A. cũng đã dành cho báo VietNamNet một cuộc trò chuyện để kể về hành trình đi nhặt xác thai nhi của mình.
Người ta nói tôi là một kẻ điên, một kẻ tâm thần
Người ta nói tôi bị điên, bởi chỉ có người điên mới đi nhặt những thứ người khác bỏ đi. Đầu tiên tôi chỉ im lặng. Rồi họ hỏi tôi rằng, “người ta trả lương cho mày bao nhiêu?”.Tất nhiên tôi không nhảy lên phản ứng lại. Tôi nói, mình làm vì chữ tâm.
Đó là điều thật lòng nhất tôi nói từ tận tâm can mình.
![]() |
Có một điều gì đó thôi thúc tôi phải như làm thế. Tôi không thể kìm lòng nổi khi chứng kiến cảnh một cái gì đó như con ếch bị chặt ra từng khúc với máu me bầy nhầy. Chúng bị vứt bỏ hết sức tàn nhẫn vào nhà vệ sinh của phòng khám. Tôi sốc thực sự. Nhưng tôi chỉ thấy một sự tổn thương chứ không hề sợ hãi.
Bạn biết không? Đó là một thai nhi đỏ hỏn không còn nguyên vẹn. Chúng bị cắt ra thành từng mảnh.
Và, tôi quyết định làm cái chuyện quái gở mà ít ai dám. Đó là nhặt và chôn cất xác thai nhi.
“Mùi xộc lên nồng nặc, tôi ngất đi nhiều lần”
Tất nhiên, công việc này thực sự không dễ dàng. Ngày đó, tại một phòng khám tư ở Nam Định, tôi đã quyết định xin xác những thai nhi ấy về chôn cất. Khi quyết định làm công việc này, tôi phải tự làm tất cả. Đi đến đâu, gặp nhà nào đang xây dựng tôi lại xin một ít cát, một ít xi măng, gom góp để “xây nhà” cho các con.
![]() |
Chàng sinh viên 2 năm đi nhặt 3.000 xác thai nhi |
Dù rằng các bé đã bị tước đi sự sống nhưng tôi vẫn mong các con có chốn an nghỉ đàng hoàng tử tế thay vì những ống cống ô uế hay những bọc ni lông chứa đầy rác thải.
Đến năm 2016, tôi bắt đầu hành trình tìm kiếm các thai nhi xấu số tại Hà Nội. Số tiền 3 triệu bố mẹ cho hàng tháng không đủ, tôi phải mua những chiếc thùng xốp giá 15 nghìn ở chợ để đựng các con.
Vào những ngày tháng 8, tháng 9 nóng nực phải cần đến đá để giữ nhiệt. Đá chảy ra ngấm vào xác thai nhi. Chỉ cần đến ngày thứ ba, mùi xác đã bốc lên nồng nặc. Tôi lập tức phải thu xếp mang các con về quê.
Những ngày hết tiền đi xe khách, chở các con bằng xe máy là cách duy nhất tôi có thể làm. Ròng rã 3 ngày một lần, tôi chở các con về quê chôn cất; đến 8 giờ tối lại vòng lên Hà Nội để chuẩn bị cho buổi học hôm sau.
Sau này, nhờ một nhóm tình nguyện tài trợ cho một chiếc tủ lạnh, việc bảo quản xác thai nhi cũng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Cứ chờ khi đủ số lượng, tôi lại thuê xe chở các con về quê chôn cất.
Tôi không nhớ mình đã ngất đi bao nhiêu lần mỗi khi làm công việc này. Có những hôm mùi xác bốc lên nồng nặc do để quá lâu khiến tôi cứ thế lịm đi. Cho đến khi tỉnh dậy tôi mới biết mình đã bị ngất. Sau đó, tôi lại phải lấy một cái rổ úp lên, chờ trấn tĩnh rồi mới có thể tiếp tục tắm cho các con.
Cũng có những lần vừa cầm túi ni lông từ xe rác tôi mới biết tay mình bị chảy máu. Đó không phải là máu chảy ra từ xác thai nhi. Đó là máu của tôi do bị kim tiêm vứt chung đâm trúng. Tôi cũng từng sợ hãi tới mức phải đi xét nghiệm. Thật may, kết quả tôi không mắc phải bệnh gì. Tôi cứ thế tiếp tục cuộc hành trình đi nhặt xác.
Chưa đầy 1 tháng với hơn 350 cháu
Những ngày cuối năm này chính là “mùa phá thai”. Một ngày, tôi nhặt được không dưới 10 cháu chỉ tính riêng khu vực Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Con số ấy vẫn đang tiếp tục tăng lên. Vào ngày cuối cùng của tháng 10 có lẽ nó sẽ ở mức 400 cháu.
Tôi thấy đau lòng nhiều hơn khi cuốn số - cái mà tôi thường gọi là “sổ Nam Tào” – vẫn tiếp tục bị lấp đầy bởi những con số. Đó thực sự là một con số khủng khiếp.
Trong suốt hai năm qua, chỉ có duy nhất một ngày tôi không nhặt được xác thai nhi nào. Đó có lẽ là ngày tôi cảm thấy hạnh phúc nhất.
Nhưng, vẫn còn hàng nghìn túi rác, hàng nghìn mạng sống vẫn đang từng ngày bị vứt bỏ. Tôi càng không thể cho phép mình chỉ biết đứng nhìn. Tôi cảm thấy bàng hoàng khi nghe thấy một người trong phòng khám nói rằng, nhiều người thường thu gom xác thai nhi vào những chiếc bao cỡ lớn để đem về cho… lợn ăn. Tôi thật không dám tưởng tượng ra cảnh đó.
Tôi chỉ biết ngày ngày đi bới rác; cứ thế từ 5 giờ chiều tới tận đêm khuya. Với những cháu nhỏ khi mang về tôi thường đặt ngay vào tủ để khi gỡ ra gói ghém sẽ không bị thất lạc các bộ phận. Đối với những cháu lớn hơn, còn nguyên hình dạng, tôi sẽ tắm rửa sạch sẽ cho các con, bọc vải rồi bỏ vào tủ bảo quản.
Bản thân tôi nghĩ rằng mình sống ở đâu cũng được. Nhưng vì các con tôi phải tìm một căn phòng rộng rãi hơn để đặt tủ lạnh. Tất nhiên, những việc làm này đều phải làm âm thầm, bởi nếu để lộ, chắc chắn tôi sẽ không còn nổi một chỗ để ở.
“Nhiều người nghi ngờ vì tôi thậm thụt như buôn ma túy”
Tôi may mắn vì tìm được những người bạn cùng có nhiều trăn trở. Họ đồng hành cùng tôi hàng ngày đi bới nhặt xác rồi đem về một điểm tập kết. Có những đêm bốn đứa thập thò đưa nhau những túi ni lông màu đen rồi nhanh chóng rời đi ngay sau đó. Đã có nhiều người nghi ngờ chúng tôi rằng “Bọn này làm gì mà thậm thụt như buôn ma túy?”.
Thực ra, không phải phòng khám nào cũng sẵn sàng cho chúng tôi mang những xác thai nhi ấy đi. Có nơi không những không cho còn buông nhiều câu nặng nề. Tất nhiên, những câu nói ấy không thể làm tôi lung lay. Tính đến giờ, chúng tôi đã nhặt được trên 3000 cháu.
Trong balo của tôi lúc nào cũng có một chiếc bình ô xy để sẵn sàng hỗ trợ khi gặp những trường hợp còn hi vọng sống sót. Trên hành trình nhiều tháng trời, đã có lần tôi mừng thầm khi nhặt được bé còn cơ hội sống. Tôi cùng các bạn lập tức đưa bé vào bệnh viện để cấp cứu. Tuy nhiên, có bé chỉ sống được một ngày, nhiều nhất cũng chỉ được một tuần.
Thật khó cầm lòng khi phải chứng kiến những cảnh như thế. Tôi thấy mình thật bất lực. Nhưng dù không thể cho các con một lần được sống, tôi vẫn hi vọng các con có một chỗ nghỉ an toàn.
Những điều đó chúng tôi vẫn tiếp tục làm. Nhưng con số hơn 3000 thai nhi bị vất bỏ vẫn chưa thể dừng lại. Chúng vẫn đang tiếp tục tăng lên. Từng ngày.
Thúy Nga
Các sinh viên đã phân tích tình huống giả định nếu không may "lỡ" có thai khi còn đang trên ghế giảng đường đại học.
" alt=""/>Chàng sinh viên 2 năm đi nhặt 3.000 xác thai nhiTrước tình trạng tranh chấp trong các khu chung cư gia tăng tại các thành phố, Thủ tướng cho rằng, nếu không có giải pháp hợp tình, hợp lý, tranh chấp ngày càng phức tạp và khó giải quyết. Lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu Bộ Xây dựng tổng hợp những nội dung khiếu nại của dân cư tại các dự án nhà ở đối với chủ đầu tư. Đây là cở sở để rà soát lại quy định của pháp luật có liên quan để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp và hướng dẫn các cơ quan liên quan giải quyết các vụ khiếu nại và phản đối chủ đầu tư tại các dự án.
Để có cơ sở báo cáo Thủ tướng về các nội dung nêu trên, Bộ Xây dựng đề nghị UBND TP Hà Nội và TP HCM chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương báo cáo về tình hình tranh chấp, khiếu nại nói giữa người mua nhà với chủ đầu tư tại các dự án bất động sản trên địa bàn. Trong báo cáo, Bộ cũng yêu cầu các địa phương nêu rõ nguyên nhân và đề xuất, kiến nghị các giải pháp cụ thể để giải quyết tình trạng nêu trên.
Nở rộ băng rôn, khẩu hiệu
Liên tiếp từ cuối năm 2016 đến nay, hàng loạt tranh chấp nổ ra ở nhiều chung cư tại Hà Nội, TP HCM, từ những tòa nhà giá rẻ cho đến cao cấp. Một thống kê trước đó của Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho thấy, toàn thành phố có 935 tòa chung cư thì 105 tòa xảy ra tranh chấp.
Tranh chấp chung cư ngày càng gia tăng (Ảnh: Cư dân dự án Home City (Cầu Giấy – Hà Nội) tập trung phản đối chủ đầu tư (3/2017). |
Tại Hà Nội, thực tế ghi nhận trong thời gian qua do không thỏa thuận được với chủ đầu tư nên tại nhiều chung cư, khách hàng mua căn hộ chung cư xuống đường căng băng rôn để đấu tranh đòi quyền lợi. Như tại dự án chung cư Golden West ở số 2 Lê Văn Thiêm, phường Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) do Công ty Cổ phần phát triển thương mại Việt Nam (Vietradico) làm chủ đầu tư, cư dân chung cư Golden West liên tục biểu tình, căng băng rôn, khẩu hiệu phản đối chủ đầu tư về hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) chưa được nghiệm thu bàn giao. Tố cáo chủ đầu tư Vietradico vi phạm chỉ đạo của cơ quan chức năng về hạng mục hành lang, ô thoáng, cố tình đổ kín sàn bê tông ô thoáng các tầng với mục đích biến ô thoáng thành căn hộ để bán...
Hay mới đây, cư dân Khu Đoàn Ngoại Giao (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), cũng phản đối việc điều chỉnh quy hoạch tại đây với nhiều băng rôn “Phản đối Hancorp thay đổi quy hoạch”, “Phản đối Hancorp biến đất công cộng thành chung cư”...
Phong trào căng băng rôn, khẩu hiệu ngày càng lan rộng khi diễn ra tại hàng loạt dự án chung cư như: Home City Trung Kính, chung cư 99 Trần Bình, Gamuda Garden, Mipec Riverside Long Biên, VP3 Linh Đàm, Capital Garden (Trường Chinh), Golden Silk (Vạn Phúc, Hà Đông), New Horizon (Lĩnh Nam); Parkview Residence (Tố Hữu – Hà Đông), Hồ Gươm Plaza (Vạn Phúc – Hà Đông)…
Bùng nhùng khó giải quyết?
Đánh giá về tình trạng tranh chấp chung cư hiện nay, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Quản lý và Bảo trì tòa nhà cho rằng, đây là một vấn đề nảy sinh trong thực tế đòi hỏi cần phải giải quyết.
“Mâu thuẫn tranh chấp tại chung cư hiện nay xuất phát từ nhiều vấn đề từ phí dịch vụ, quỹ bảo trì. Thực tế cũng phải nhìn nhận rằng tiền phí bảo trì của dân bị nhiều chủ đầu tư chiếm dụng. Còn về phí dịch vụ, theo quan điểm của tôi thì đừng tính lãi gì ghê gớm để cư dân phải kiện cáo”.
Cũng theo ông Hiệp, vấn đề về quản lý chung cư ngoài những quy định của nhà nước ra, Bộ Xây dựng cũng đang ban hành quy chế về quản lý nhà chung cư nhưng đi vào thực tế còn có độ trễ nhất định.
Ông Trần Trọng Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp chung cư ngày càng gia tăng là do chủ đầu tư vi phạm trong xây dựng, quản lý nhưng lại chưa được cơ quan chức năng phát hiện, xử lý kịp thời, thậm chí có nơi xử lý không triệt để, chưa nghiêm túc dẫn đến xung đột về mặt lợi ích giữa cư dân với chủ đầu tư.
Có thực tế mới đây đoàn thanh tra liên ngành của UBND TP Hà Nội đã chọn ngẫu nhiên 50 dự án nhà ở chung cư trên địa bàn để tiến hành rà soát. Kết quả 38/50 dự án có sai phạm về quy hoạch và xây dựng. Theo giới chuyên gia BĐS cũng nhận định, đây chính là nguyên nhân “bùng nổ” tranh chấp chung cư diễn ra căng thẳng trong thời gian gần đây. Hầu hết các dự án có sai phạm bị phát hiện đều đã bàn giao cho người dân vào sử dụng.
Những sai phạm của chủ đầu tư có tính chất hệ thống như: khai thác chung cư khi chưa nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy; chưa kiểm định hệ thống thang máy nhưng vẫn để cư dân sử dụng; không thực hiện đúng tiện ích cam kết... Ngoài ra, nhiều hạng mục theo cam kết lúc mở bán không được thực hiện, thậm chí chủ đầu tư tự ý thay đổi thiết kế căn hộ, lấn chiếm khoảng thông thoáng giữa các tầng, biến thành các căn hộ để thu lời.
“Thực tế trong vấn đề quản lý chung cư có rất nhiều vấn đề mà về phía quản lý nhà nước cần có cuộc hội thảo để đưa ra được những văn bản cần thiết cải thiện tình hình. Hiện nay tình hình cứ bùng nhùng mà chẳng có cơ quan nào phân xử chẳng có ai giải quyết. Suốt ngày cứ hằm hè sống như vậy rất căng thằng mất hết hạnh phúc” – vị Chủ tịch Hiệp hội Quản lý và Bảo trì tòa nhà nêu ý kiến.
Hồng Khanh
Trên đây là nhận định được Giám đốc Sở Xây dựng Trần Trọng Tuấn đưa ra trong cuộc họp KTXH đang diễn ra tại UBND TP.HCM sáng ngày 25/9.
" alt=""/>Tranh chấp chung cư bùng nổ Bộ Xây dựng phải báo cáo Thủ tướngDo ở quê coi trọng tình làng nghĩa xóm nên hầu như bố mẹ chồng mời hết cả xóm đến ăn cưới con trai. Tuyệt nhiên, không có bất kỳ ai bàn tán về việc “mời cưới không thiếu một người nào” của bố mẹ chồng tôi.
Họ đến chung vui, thoải mái ăn uống từ ngày dựng rạp cho đến khi tàn tiệc.
Đến lúc mở phong bì mừng cưới của họ, tôi ngạc nhiên khi chỉ có 200.000 đồng. Vốn sống ở phố, quen với việc tiêu xài phóng khoáng, tôi có phần chạnh lòng và trách cứ khách mời của bố mẹ chồng.
Mẹ chồng nhìn tôi. Bà nhẹ nhàng cười bảo: “Ở quê, tình cảm là chủ yếu, con à. Họ đi làm thuê trong rẫy không có bao nhiêu tiền mà cũng dành dụm đi cưới mình. Một năm ở quê biết bao nhiêu đám, tiền họ bỏ ra cũng không ít đâu”.
Nói xong, mẹ vội về phòng của mình lấy một quyển sổ, rồi qua phòng của vợ chồng tôi tiếp tục xé phong bì tiền mừng cưới.
Bà bảo tôi đọc tên khách mời và số tiền họ mừng cưới. Bà cẩn thận viết lại vào sổ.
Tôi hỏi lý do vì sao phải ghi lại chi tiết như thế thì bà nói: “Mẹ ghi lại để sau này người ta mời cưới còn biết đi lại sao cho phải. Sau này, kiểu gì mình cũng phải mừng cưới nhiều hơn, chứ mừng ít lại thiệt cho người ta”.
Mẹ chồng tôi còn nói, với những họ hàng ở xa đến mừng cưới, đến khi họ mời lại, chỉ trừ khi bị bệnh thì mình mới không tham dự. Các lý do khác đều khiến họ buồn lòng.
“Mẹ nghĩ họ chỉ mong mình đến chia vui, chứ cũng không trông đợi vào món quà cưới. Thế nhưng, mình cũng phải đi lại sao cho đúng”, mẹ chồng tôi nói.
Để tôi yên tâm, mẹ chồng bảo đến khi họ mời cưới lại, bố mẹ chồng sẽ tự lo tiền mừng cưới, vợ chồng con trai không phải lo.
Số tiền mừng trong đám cưới, bố mẹ chồng đều cho vợ chồng tôi không thiếu một đồng.
Cách đối nhân xử thế của mẹ chồng khiến tôi vô cùng nể phục. Học theo bà, tôi cũng ghi lại quà mừng cưới của các bạn.
Việc làm này chẳng những giúp chúng tôi ghi nhớ tình cảm của khách mời mà còn không phải khó xử hoặc bị trách cứ trong chuyện tiền mừng cưới.
Độc giả hanhnguyen@...
Mời độc giả chia sẻ những kỉ niệm về chuyện mừng cưới theo mẫu bình luận phía cuối bài hoặc địa chỉ email: Bandoisong@vietnamnet.vn. |